Thúc đẩy chuyển đổi số tỉnh Lào Cai đến năm 2025
Lượt xem: 21
UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Quyết định số 2594/QĐ-UBND, ban hành Đề án phát triển dữ liệu số, nâng cao năng lực quản trị số để thúc đẩy chuyển đổi số tỉnh Lào Cai năm 2025. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành 11/10/2024.

Việc ban hành Đề án phát triển dữ liệu số và nâng cao năng lực quản trị số tại tỉnh Lào Cai là vô cùng cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, góp phần cải thiện quản lý nhà nước; nâng cao chất lượng dịch vụ công; thúc đẩy phát triển kinh tế số; tăng trưởng an toàn thông tin và chuyển đổi số bền vững.

anh tin bai

Các cán bộ chuyên trách ATTT đang thực hành đảm bảo ATTT tại lớp tập huấn ATTT của tỉnh Lào Cai năm 2024.

Mục tiêu trọng tâm của Đề án là tạo ra một hệ thống quản trị hiệu quả, minh bạch và thông minh hơn thông qua việc ứng dụng công nghệ và khai thác dữ liệu số; hướng đến việc tối ưu hóa quy trình quản lý, nâng cao chất lượng dịch vụ, đồng thời hỗ trợ ra quyết định dựa trên dữ liệu, từ đó tạo lợi thế cạnh tranh cho địa phương, cải thiện chất lượng cuộc sống và tăng cường sự hài lòng của người dân thông qua việc ứng dụng công nghệ số và dữ liệu. Đồng thời, Đề án tập trung vào việc hoàn thiện các hạng mục đề ra trong chương trình chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 như triển khai dịch vụ công trực tuyến, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia liên thông, và mở rộng hạ tầng số trên toàn quốc, đảm bảo người dân và doanh nghiệp có thể tiếp cận dễ dàng với các dịch vụ số; Chuẩn bị các mô hình, cơ chế, chương trình, kế hoạch và hạ tầng kỹ thuật sẵn sàng cho giai đoạn kế tiếp, sẵn sàng ứng dụng các công nghệ tiên tiến hơn như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), blockchain, và Internet vạn vật (IoT). Để đảm bảo sau 2025, chính quyền và doanh nghiệp có thể tiếp tục chuyển đổi không gián đoạn, nhanh chóng thích nghi với các xu hướng công nghệ mới.

Mục tiêu hoàn thành Đề án sẽ có 100% các cơ quan trong hệ thống chính quyền tỉnh Lào Cai được triển khai nền tảng quản trị số tập trung, thay thế cho các hệ thống thông tin cũ không phù hợp với yêu cầu hiện tại; 50% các chỉ tiêu thống kê của tỉnh được cung cấp phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành dưới dạng dữ liệu số, kết nối với hệ thống thông tin chỉ đạo điều hành của Chính phủ; 50% dữ liệu mở theo danh mục dữ liệu mở UBND tỉnh ban hành được cung cấp trên Cổng dữ liệu mở; 80% các nền tảng, ứng dụng quan trọng của tỉnh được quản lý, vận hành tại Trung tâm dữ liệu của tỉnh có kết nối với Trung tâm dữ liệu quốc gia; 100% các cơ quan cấp tỉnh, UBND cấp huyện tổ chức bồi dưỡng, tập huấn về quản lý dữ liệu, sử dụng công nghệ thông tin và phân tích dữ liệu số; 70% người dân được phổ cập về an ninh mạng, đặc biệt là trách nhiệm trong việc bảo vệ thông tin cơ quan, đơn vị, tổ chức và thông tin cá nhân; 50% lãnh đạo các cơ quan, đơn vị được đào tạo nâng cao kỹ năng quản lý và ra quyết định trong môi trường số.

anh tin bai

Các cán bộ chuyên trách CNTT, đảm bảo ATTT tỉnh, diễn tập thực chiến đảm bảo ATTT trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2024

Tổ chức ít nhất 01 diễn đàn trao đổi thông tin cấp tỉnh, 03 diễn đàn cấp ngành, cấp huyện để chia sẻ kinh nghiệm và cập nhật thông tin mới về an ninh mạng và bảo mật dữ liệu, dữ liệu số; Kết nối 100% tới các CSDL quốc gia đủ điều kiện kết nối; 100% các nền tảng dùng chung, 60% các nền tảng, hệ thống thông tin chuyên ngành được kết nối đến đến kho dữ liệu dùng chung thông quan nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP); 100% các hệ thống thông tin được ban hành quy chế đảm bảo ATTT (hoặc được lồng ghép vào quy chế quản lý vận hành và đảm bảo ATTT); 100% các quy trình giải quyết TTHC nội bộ giữa các cơ quan nhà nước được thiết lập trực tuyến; 30% các quy trình nội bộ trong các cơ quan, đơn vị được ban hành; 100% các hệ thống thông tin tại Trung tâm dữ liệu của tỉnh, 60% các hệ thống thông tin quan trọng tại các cơ quan, đơn vị được giám sát và kết nối với hệ thống giám sát quốc gia; 100% các sự cố về ATTT được ứng cứu kịp thời, 100% dữ liệu được bảo tồn và có khả năng phục hổi sau sự cố; Triển khai thí điểm ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) như trợ lý ảo, phân tích và dự báo; 20% hồ sơ DVC trực tuyến được thực hiện thông qua sự hỗ trợ của các tổ Công nghệ số cộng đồng.

Để triển khai Đề án có hiệu quả và đạt được những mục tiêu trên, Đề án đã xác định đưa ra 06 nhóm nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm, như: Hoàn thiện hành lang pháp lý; xây dựng hạ tầng dữ liệu số; tích hợp dữ liệu số; nâng cao năng lực quản trị số; đảm bảo an ninh, an toàn thông tin; hợp tác phát triển.

Việc xây dựng Đề án phát triển dữ liệu số và nâng cao năng lực quản trị số tại tỉnh Lào Cai là một bước đi cần thiết để thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo ra những cơ hội phát triển mới cho tỉnh trong tương lai. Đề án sẽ giúp tỉnh không chỉ theo kịp xu thế phát triển của thời đại mà còn góp phần xây dựng một chính quyền hiện đại, minh bạch và hiệu quả, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Theo LCĐT
Tin tức
Đăng nhập
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1