Một số ngày lế hội truyền thống các dân tộc ở Lào Cai
Lượt xem: 4329

1. Tết nhảy của người Dao đỏ ở Sa Pa

Thời gian: Ngày mùng 1 và 2 tết Nguyên Đán.

Địa điểm: Tại nhà ông trưởng họ

Đặc thù: Tổ chức lễ hội nhảy, múa các điệu múa võ, đi săn bắn, làm một số ma thuật khác và tắm dưới các loại tượng tổ tiên bằng gỗ

2. Hội Gầu Tào của người Hmông

Thời gian: Từ ngày mùng 2 đến ngày 5 tháng giêng

Địa điểm: Khu đồi thông huyện gần làng.ư

Đặc thù: Cầu mệnh, sức khoẻ, đông con cái , làm ăn thịnh vượng , chăn nuôi phát đạt . Hát “Chù Gầu Tào”, thi bắn súng, nỏ, múa khèn, múa võ, đấu ngựa bắn cung...

3. Lễ hội Lồng tồng của người Tày ở Văn Bàn

Thời gian: Ngày Thìn tháng giêng hàng năm .

Địa điểm: Tại khu ruộng rộng đẹp gần làng

Đặc thù: Cầu mùa, ném còn, kéo co, chọi gà bằng bi chuối, chọi trâu bằng măng vầu và múa kiếm theo tín ngưỡng phồn thực...

4. Lễ hội tòng ngồng và múa xoè của người Tày ở Tà Chải Bắc Hà

Thời gian: Ngày rằm tháng giêng

Địa điểm: Khu ruộng rộng, đẹp ở gần khu rừng cấm

Đặc thù: Cầu mùa, ném còn , đu tiên, múa xoè, giao duyên...

5. Lễ hội Roóng poọc của ngưòi Giáy ở Tả Van – Sa Pa

Thời gian: Ngày Thìn tháng giêng

Địa điểm: Khu ruộng riêng , tức “ Ná roóng poọc”

Đặc thù: Cầu mùa, cúng thần làng, ném còn, kéo co, hát giao duyên và bàn việc xây dựng hương ước....

6. Lễ hội Roóng poọc của người Giáy ở Tả Phời – Thị xã Cam Đường

Thời gian: Ngày Thìn tháng giêng hàng năm

Địa điểm: Khu ruộng rộng, đẹp ở gần làng.

Đặc thù: Cầu mùa, ném còn, kéo co, đánh én, hát giao duyên...

7. Hội đình của người Tày ở làng Già - Bảo Yên

Thời gian: Mồng 6 thàng giêng hàng năm

Địa điểm: Khu ruộng đẹp ở gần làng

Đặc thù: Cúng sơn thần , dâng lợn đen, tung còn và hát giao duyên...

8. Hội chơi hang cảu người Thái, người Tày ở hang Khánh Yên – Văn Bàn

Thời gian: Trong 3 ngày 5 đến ngày 8 tháng giêng

Địa điểm: Trong và ngoài hang xã Khánh Yên

Đặc thù: Hát giao duyên, tâm tình, và một số trò chơi khác

9. Hội xuân đền thượng ở thị xã Lào Cai

Thời gian: Từ ngày 11 đến ngày 15 tháng giêng hàng năm

Địa điểm: Tại trung tâm văn hoá phường Lào Cai – thị xã Lào Cai lên tới đền Thượng cùng phối ợp với các đền lân cận như đền Mẫu

Đặc thù: Rước thánh Mẫu cùng Thiên Hậu Nương, tế vào ngày 12, lễ tạ vào ngày 13 cầu người yên vật thịnh vượng cùng với các trò chơi: Thi nấu cơm, kéo co, vật, ném còn, cờ tướng, thể thao văn hoá văn nghệ dân gian...

10. Lễ hội cúng rừng của người Nùng ở Mường Khương

Thời gian: Ngày 30 thàng giêng

Địa điểm: Khu rừng cấm của làng

Đặc thù: Cúng 2 cây cổ thụ “ Cay bố và cây mẹ” , đồ dâng cúng có mâm đặc biệt “ Mâm đất nước’- “Pặt chiêng’ cúng những người hy sinh bảo vệ đất nước và mâm cúng người bảo vệ dân làng . Các trò chơi thi leo hang, hát lán cô, đu, chơi cờ gỗ...

11. Lễ hội Gắt tu tu của ngươì Hà Nhì Đen ở xã Y Tý – Bát Xát

Thời gian: Ba ngày Thìn, Tỵ, Ngọ tháng giêng hàng năm

Địa điểm: Tại nhà riêng và khu rừng cấm đầu làng

Đặc thù: Cúng tổ tiên, Thần rừng Gà Mu, thần bến nước, cá chu ba hà ro, cầu mùa, xau đuổi dịch bệnh, ma tà và hát giao duyên...

12. Lễ trừ tà đón xuân của người Xa Phó ở làng An Thành xã Gia Phú – Bảo Thắng

Thời gian: NgàyNgọ, ngày Mùi tháng 2 hàng năm

Địa điểm: Tại từng gia đình và tại khu đất bằng phẳng ở đầu làng

Đặc thù: Lễ tiễn tam sinh ( lợn, dê và chó ), hoá trang mặt nạ, múa theo nghi lễ xua ma, trừ tà, múa theo đạo cụ ống nứa trỗ xuống đất...

13. Lễ Nào xồng của người H'mong

Thời gian: Ngày Thìn tháng 2

Địa điểm: Khu rừng cấm của làng

Đặc thù: Cúng thổ địa, bàn bạc xây dựng hương ước, lễ ăn thề và bầu người đầu hội

14. Lễ hội Xên mường ở Mường Than – Than Uyên

Thời gian: Ngày Thìn tháng 2

Địa điểm: Khu đồng rộng gần suối

Đặc thù: Cúng người lập nên bản làng, dâng trâu, ném còn, múa các điệu dân gian như xoè...

15. Lễ hội bắt cá của người Kháng ở Than Uyên

Thời gian: Ngày mùng 5 thàng 3

Địa điểm: Khu đồng ruộng gần suối cạnh bản

Đặc thù: Bắt cá tập thể bằng tay, dâng cá cúng, ăn các món ăn bằng cá và múa hát giao duyên...

16. Lễ nhập tịch của người Dao Họ ở làng Khe Mụ – Bảo Thắng

Thời gian: Tự chọn trong tháng nông nhàn trước hoặc sau Tết Nguyên Đán

Địa điểm: Tại gia đình và khuân viên người làm hộ tịch

Đặc thù: Các nghi lễ rèn luyện người lập tịch như: Lễ nhảy từ tháp cao xuống lưới võng, lễ răn dạy .., các điệu múa nghi lễ như múa trống đất , múa sạp, múa gà...

17. Lễ cầu mưa, té nước của người Lự ở Than Uyên

Thời gian: Đầu mùa mưa

Địa điểm: Khu đất bằng phẳng ở đầu bản

Đặc thù: Cúng thần bản, làm ma thuật cầu mưa, té nước...

18. Lễ hội khô già già của người Hà Nhì Đen ở Bát Xát

Thời gian: Bốn ngày Thìn, Tỵ , Ngọ, Mùi tháng 6 hàng năm

Địa điểm: Khu cấm của làng

Đặc thù: Lễ dâng trâu, chơi đu dây nam nữ, đu quay, chùm chăn, hát giao duyên, múa nghi lễvà hát bài ca mẹ lúa của phụ nữ nhiều tuổi.

19. Tết 23 tháng 6 của người Pa Dí ở Mường Khương

Thời gian: Ngày 23 tháng 6 hàng năm

Địa điểm: Tại gia đình và tại làng

Đặc thù: Cúng thần làng, lễ chúc phúc trẻ em, hát giao duyên, chi các trò chơi bập bênh, đánh én...

20. Tết mừng chiến thắng của người Nùng Dín ở Mường Khương và Bắc Hà

Thời gian: Ngày mùng 2 tháng 7 hàng năm

Địa điểm: Tại gia đình hoặc khu bãi bằng phẳng trồng chuối ở gần nhà

Đặc thù: Dâng cúng thần linh thổ địa bằng món ăn từ chuối như: Quả chuối, hoa chuối, lõi chuối, xôi bẩy màu với biểu tượng cây chuối và một đôi đũa màu đỏ, hát dân ca kể về sự tích chống giặc...

21. Hội cốm của người Tày ở Bảo Yên

Thời gian: Ngày rằm tháng 8 hàng năm

Địa điểm: Tại nhà và khuân viên của trường bản

Đặc thù: Thi giã cốm, lễ dâng nàng trăng, lễ gọi nàng trăng xuống chơi, hát giao duyên, giã cốm theo điệu nhạc kéng loỏng, múa dệt cửi, nhặt trám, hát nôm Tày...

22. Lễ bảo vệ hồn lúa của người La Ha ở Than Uyên

Thời gian: Khi lúa sắp chín vàng

Đại điểm: Trên nương

Đặc thù: Phụ nữ nhiều tuổi trang phục đẹp đóng vai mẹ lúa dâng lễ cúng (cơm mới, cá suối, củ khoai sọ, lá sả....). Bà mẹ lúa tiến hành nghi lễ đầu tiên, hát bài ca mang tính ma thuật.

23. Lễ cơm mới của người La Chí ở Bắc Hà

Thời gian : Ngày lúa chín mới

Địa điểm: Tại gia đình hoặc tại nương

Đặc thù: Nghi lễ gặt tượng trưng, nấu cơm mới cầu kỳ, đang cúng tổ tiên cơm mới với đặc sản thịt trâu khô, cá suối, chim và chơi những trò chơi như đu đôi nam nữ, hát giao duyên...

24. Lễ cơm mới và hội hoa chuối của người Xa Phó ở Văn Bản

Thời gian: Ngày 9 tháng 9 hàng năm

Địa điểm: Tại nhà trưởng bản và tại gia đình

Đặc thù: Dựng cây chuối cắm các loài hoa, có cả hoa và quả chuối, múa cầu mùa, dâng cúng cơm muối và đặc sản chim, khoai sọ ... và múa diễn tả các động tác gặt, săn bắn...

 

Tin tức
Đăng nhập
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1